GIỚI THIỆU NGÀNH ĐỒ HỌA
Đăng lúc: 28/02/2023 (GMT+7)
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa – Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình của các trường chuyên ngành lĩnh vực thiết kế, mỹ thuật có uy tín như MTCN Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Sư phạm TW…,Với chương trình đào tạo này, người học sẽ được trang bị kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế và nắm vững các kiến thức về đồ họa công nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị kiến thức mỹ thuật căn bản, kỹ năng chuyên ngành; được học vẽ bằng tay đồng thời được trang bị các phần mềm đồ họa chuyên ngành để có thể thiết kế sản phẩm trên máy tính. Thông qua hệ thống đồ án, chuyên đề, sinh viên dần xây dựng khả năng tư duy, phát huy ý tưởng sáng tạo gắn với thực tiễn sản xuất; đồng thời nhanh chóng làm quen với công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm mới. Đến với ngành thiết kế đồ họa SV có một chương trình đào tạo được xây dựng nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ chuyên viên thiết kế có kiến thức sử dụng thành thạo, hiệu quả các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, Corel Draw... Đồng thời sinh viên có kiến thức vững chắc về mỹ thuật đồ họa, kỹ thuật nhiếp ảnh, cách hình thành và phát triển ý tưởng thiết kế, phương pháp thiết kế trình bày ấn phẩm đồ họa có tính mỹ thuật cao.
GIỚI THIỆU NGÀNH ĐỒ HỌA
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa – Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình của các trường chuyên ngành lĩnh vực thiết kế, mỹ thuật có uy tín như MTCN Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Đại học Sư phạm TW…,Với chương trình đào tạo này, người học sẽ được trang bị kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế và nắm vững các kiến thức về đồ họa công nghiệp đáp ứng nhu cầu công việc tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị kiến thức mỹ thuật căn bản, kỹ năng chuyên ngành; được học vẽ bằng tay đồng thời được trang bị các phần mềm đồ họa chuyên ngành để có thể thiết kế sản phẩm trên máy tính. Thông qua hệ thống đồ án, chuyên đề, sinh viên dần xây dựng khả năng tư duy, phát huy ý tưởng sáng tạo gắn với thực tiễn sản xuất; đồng thời nhanh chóng làm quen với công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm mới.
Đến với ngành thiết kế đồ họa SV có một chương trình đào tạo được xây dựng nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ chuyên viên thiết kế có kiến thức sử dụng thành thạo, hiệu quả các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator, Corel Draw... Đồng thời sinh viên có kiến thức vững chắc về mỹ thuật đồ họa, kỹ thuật nhiếp ảnh, cách hình thành và phát triển ý tưởng thiết kế, phương pháp thiết kế trình bày ấn phẩm đồ họa có tính mỹ thuật cao.
1. Mã đăng ký xét tuyển
+ Mã trường: DVD
+ Mã ngành: 7210104
2. Tổ hợp xét tuyển: H00 (Văn, Năng khiếu: Hình họa vẽ chì tượng thạch cao, Trang trí màu)
3. Đối tượng người học
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
- (Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).
- Phạm vi tuyển sinh: cả nước
4. Điều kiện xét tuyển
- Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
- Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cấu trúc chương trình: 120 tín chỉ
5.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 30 tín chỉ
- Triết học Mác - Lê nin
- Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
- Pháp luật đại cương
- Phương pháp NCKH
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Tiếng Anh (Tương đương B1)
- Tin học
- Giáo dục thể chất
- Quốc phòng - An ninh
5.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 89 tín chỉ
+ Kiến thức Cơ sở 18
a. Bắt buộc.
- Lịch sử mỹ thuật
- Hình họa 1:
- Hình họa 2:
- Hình họa 3: Toàn thân nam, nữ
- Giải phẫu tạo hình
- Luật xa gần
b. Tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần)
- Hình họa 4
- Hình họa 5:
- Kiến trúc cơ bản
- Điêu khắc
Kiến thức ngành/ chuyên ngành: 59 tín chỉ
a. Các học phần bắt buộc: 55TC
Nghiên cứu thiên nhiên
- Cơ sở tạo hình 1
- Nghiên cứu cơ sở
- Cơ sở tạo hình 2
- Bố cục tạo hình cơ bản
- Cơ sở tạo hình 3
- Bố cục hình khối
- Sáng tác Thiết kế 1 - Tranh khắc
- Sáng tác Thiết kế 2 - Bìa sách, Minh hoạ, Thiết kế tạp chí, dàn trang
- Sáng tác Thiết kế 3 - Lịch
- Sáng tác Thiết kế 4 - Logo
- Sáng tác Thiết kế 5 - Bao bì
- Sáng tác Thiết kế 6 - Tranh cổ động, Poster
- Sáng tác Thiết kế 7 - Brochure, Catalogue
- Sáng tác Thiết kế 8 - Thiết kế đồng bộ sản phẩm
- Phát triển ý tưởng
- Vẽ kỹ thuật
- Đồ họa vi tính 1
- (Photoshop, Corel, Ilustrator)
- Nghệ thuật chữ
- Đồ họa ảnh
- Thiết kế giao diện Website
- Tranh đồ hoạ ấn loát
- Đồ họa vi tính 2
- (Thiết kế 3D)
b. Các học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần)
- Ký hoạ
- Thiết kế gian hàng, triển lãm hội chợ
- Bố cục Lụa
- Sáng tác Tranh trổ giấy
5.3. Kiến tập, thực tập và thực hành; Báo cáo tốt nghiệp: 12 TC
- Thực tế nghề nghiệp
- Thực tập cuối khóa
- Đồ án đồ họa tổng hợp
6. Chuẩn đầu ra
- Kiến thức:
- PLO1.1. Áp dụng được kiến thức cơ bản về lý luận mỹ thuật vào các sản phẩm thiết kế lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng
- PLO1.2. Áp dụng được hệ thống kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học đồ hoạ, bao gồm các lĩnh vực: xuất bản ấn phẩm, truyền thông, quảng cáo điện tử, trang trí nội thất.
- PLO1.3. Áp dụng được kiến thức về tiếp thị và quảng cáo thương mại điện tử vào đời sống xã hội.
- PO1.4: Hình thành năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Kỹ năng:
- PLO2.1. Thể hiện được khả năng phân tích chọn lọc, sáng tạo, tiếp thị, quảng bá sản phẩm đồ họa.
- PLO2.2. Kỹ năng vận dụng kiến thức đồ hoạ vào các đồ án trang trí ứng dụng trong cuộc sống.
- PLO2.3. Vận dụng tốt mô hình hóa các đối tượng thực tế để phác họa, thiết kế và mô phỏng bằng các công cụ xử lý đa phương tiện vẽ tay, vẽ và thiết kế trên máy vi tính, kỹ năng sáng tác và thực hiện các sản phẩm đồ họa.
- PLO2.4. Các kỹ năng để nâng cao và hoàn thiện xử lý sản phẩm với sự thuần thục các công cụ phần mềm thiết kế đã học.
3. Năng lực:
- PLO3.1. Năng lực phản biện tạo sự đổi mới trong các ý tưởng sáng tạo, hình thành tư duy sáng tác mới phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.
- PLO3.2. Năng lực nghiên cứu, quan sát, sáng tạo, tìm tòi về các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- PLO3.3. Năng lực đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và truyền đạt kiến thức mỹ thuật ứng dụng đối với khách hàng.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học
- PLO4.1. Khả năng làm việc độc lập biết trao đổi chia sẻ ý kiến; có khả năng thuyết trình các vấn đề về chuyên môn được đào tạo; có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân hiệu quả bằng các phương tiện khác nhau (trực tiếp, văn bản, phương tiện điện tử, truyền thông); Có kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian, xây dựng kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả;
- PLO4.2. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý, đánh giá các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp.
- PLO4.3. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động nhóm chuyên môn nghề nghiệp.
7. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Mỹ thuật ứng dụng như: Thiết kế đồ họa, chụp ảnh, vẽ minh họa, quảng cáo, in ấn, thiết kế tạp chí và xuất bản, thiết kế bao bì, truyền thông tương tác;
- Phòng văn hóa, phòng giáo dục huyện, thị, thành phố
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên Mỹ thuật;
- Trung tâm đào Đồ hoạ
- Chuyên viên tại Viện nghiên cứu, Trung stâm nghiên cứu mỹ thuật, trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện thị.
- Tạo lập công ty hoặc thương hiệu riêng;
KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đảm bảo kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia học các chương trình sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ ) các lĩnh vực về chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng, Quản lý văn hoá, Nghệ thuật học
- Có khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thuộc nhóm ngành mỹ thuật, thiết kế (hoặc liên quan đến mỹ thuật ứng dụng);
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng.
TRƯỞNG KHOA BỘ MÔN
TS. Trần Việt An Ths. Vũ Trọng Thành
Các tin khác
- KHAI MẠC TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT SẮC MÀU TUCST LẦN THỨ 3
- CHUNG KẾT HỘI THI HỌC SINH, SINH VIÊN THANH LỊCH TUCST NĂM 2024
- GIẢNG VIÊN VŨ TRỌNG THÀNH THAM GIA HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025 HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
- THIẾT KẾ ĐỒ HỌA, NGÀNH NGHỀ TRIỂN VỌNG NHẤT THỜI ĐẠI 4.0
- DRAPING LÀ GÌ?
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA "XỨ THANH - ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"
- KHOA MỸ THUẬT - TUCST - TRIỂN LÃM MỸ THUẬT HƯỚNG TỚI LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11.
- NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA
- 31 tác phẩm mỹ thuật đặc sắc về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”
- KHOA MỸ THUẬT THAM GIA HỘI THI XẾP SÁCH NGHỆ THUẬT