TUYỂN SINH NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT NĂM 2023
Đăng lúc: 27/02/2023 (GMT+7)
Ngành Sư phạm Mỹ thuật có tên tiếng Anh là Art Education. Đây là ngành chuyên đào tạo đội ngũ cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp. Đào tạo cử nhân ngành sư phạm Mỹ thuật có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết và thực hàn toàn diện, chuyên sâu về ngành sư phạm Mỹ thuật; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kiến thức về lập kế hoạch, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, đánh giá và phát triển chương trình giáo dục; năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật sau khi tốt nghiệp sẽ có đầy đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc như: giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phòng văn hóa, phòng giáo dục huyện, thị, thành phố, trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, các trung tâm hướng dẫn và đào tạo mỹ thuật, sáng tác tranh nghệ thuật hoặc ứng dụng căn bản hội họa vào các chuyên ngành đồ họa, thời trang…
GIỚI THIỆU NGÀNH SƯ PHẠM MỸ THUẬT
Ngành Sư phạm Mỹ thuật có tên tiếng Anh là Art Education. Đây là ngành chuyên đào tạo đội ngũ cử nhân sư phạm Mỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Mỹ thuật tại các trường ở cấp học phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp.
Đào tạo cử nhân ngành sư phạm Mỹ thuật có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết và thực hàn toàn diện, chuyên sâu về ngành sư phạm Mỹ thuật; kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc; kiến thức về lập kế hoạch, có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, đánh giá và phát triển chương trình giáo dục; năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong bối cảnh hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật sau khi tốt nghiệp sẽ có đầy đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc như: giảng dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phòng văn hóa, phòng giáo dục huyện, thị, thành phố, trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện, thị xã, các trung tâm hướng dẫn và đào tạo mỹ thuật, sáng tác tranh nghệ thuật hoặc ứng dụng căn bản hội họa vào các chuyên ngành đồ họa, thời trang…
1. Mã đăng ký xét tuyển
+ Mã trường: DVD
+ Mã ngành: 52140222
2. Tổ hợp xét tuyển: H00 (Văn, Năng khiếu: Hình họa vẽ chì tượng thạch cao, Tranh Bố cục màu)
3. Đối tượng người học
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.
- (Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định).
- Phạm vi tuyển sinh: cả nước
4. Điều kiện xét tuyển
- Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế đào tạo của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT.
- Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Cấu trúc chương trình: 125 tín chỉ
5.1. Kiến thức giáo dục đại cương: 31 tín chỉ
- Triết học Mác - Lê nin
- Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Pháp luật đại cương
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Tiếng Anh 1
- Tiếng Anh 2
- Tiếng Anh 3
- Tin học - Chứng chỉ theo Thông tư 03
- Giáo dục thể chất
- Quốc phòng - An ninh
5.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 76 tín chỉ
+ Kiến thức Cơ sở 31
a. Bắt buộc.
- Lịch sử mỹ thuật
- Giáo dục học
- Quản lý hành chính nhà nước & quản lý ngành Giáo dục đào tạo.
- Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
- Giải phẫu tạo hình
- Luật xa gần
- Trang trí cơ bản
- Đồ họa vi tính
- Mỹ thuật đa phương tiện
- Kiến trúc cơ bản
b. Tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần)
- Thiết kế công nghiệp cơ bản
- Thiết kế thời trang cơ bản
- Đồ họa ảnh
- Sáng tác tranh trổ giấy
Kiến thức ngành/ chuyên ngành: 45 tín chỉ
a. Các học phần bắt buộc: 41TC
- Điêu khắc
- Hình họa 1: Tượng chân dung và tượng bán thân nam, nữ (Chất liệu chì đen)
- Hình họa 2: Chân dung và bán thân nam, nữ (Chất liệu chì đen)
- Hình họa 3: Toàn thân nam, nữ khỏa thân 1(Chất liệu than vẽ)
- Hình họa 4: Tĩnh vật phức hợp và bán thân bán thân nam, nữ (Chất liệu sơn dầu)
- Hình họa 5: Toàn thân nam nữ khỏa thân 2 (Chất liệu than, sơn dầu)
- Trang trí 2 (Trang trí ứng dụng 1)
- Trang trí 3 (Trang trí ứng dụng 2)
- Bố cục 1: Chủ đề thiếu nhi và lao động (chất liệu Bột mầu)
- Bố cục 2: Chủ đề sinh hoạt và lễ hội (chất liệu Sơn dầu)
- Bố cục 3: Chủ đề phong cảnh và tự chọn 1 (chất liệu Lụa)
- Bố cục 4: Chủ đề phong cảnh và tự chọn 2 chất liệu Khắc gỗ)
- Bố cục 5: Chủ đề chép tranh dân gian và tự chọn (chất liệu Sơn mài)
- Phương pháp dạy học mỹ thuật
- Nghiệp vụ sư phạm
- Công tác đội Thiếu niên tiền phong HCM
b. Các học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần)
- Nghiên cứu mỹ thuật truyền thống Việt nam
- Vẽ phong cảnh ngoài trời
- Phân tích tác phẩm mỹ thuật
- Nghệ thuật sắp đặt
5.3. Kiến tập, thực tập. 08 tín chỉ
- Tại trường cấp 1, cấp 2
5.4.Thực tế chuyên ngành. 02 tín chỉ
- Tại các vùng miền trong và ngoài tỉnh
5.5.Thực hành sư phạm mỹ thuật tổng hợp. 08 tín chỉ
- Bài luận và bộ tranh theo chủ đề
6. Chuẩn đầu ra
6.1.Kiến thức:
- PLO1.1. Áp dụng được kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn, chính trị và pháp luật trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và thực tiễn giáo dục ở các trường và cơ sở.
- PLO2.2. Áp dụng được hệ thống tri thức, nắm vững kiến thức khoa học có hệ thống ở trình độ đại học sư phạm Mỹ thuật, bao gồm: các kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ, tâm lý học, giáo dục học phương pháp giảng dạy Mỹ thuật.
- PLO3.3. Áp dụng kiến thức ngành vào việc lựa chọn, phát triển, ứng dụng, tích hợp trong việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá các hoạt động thực hành mỹ thuật cho học sinh tại các cơ sở đào tạo.
- PO4.4: Hình thành năng lực tự chủ và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp.
6.2. Kỹ năng:
- PLO2.1. Thể hiện đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và có kỹ năng giao tiếp ứng xử, tác phong sư phạm mẫu mực trong các nhiệm vụ chuyên môn.
- PLO2.2. Kỹ năng giảng dạy Mỹ thuật theo các phân môn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; kỹ năng tổ chức và giảng dạy Mỹ thuật, kỹ năng hoạt động ngoại khóa và kỹ năng công tác xã hội giáo dục.
- PLO2.3. Vận dụng tốt các kỹ thuật về công nghệ thông tin, truyền thông và ngoại ngữ theo nhu cầu dạy học ở bậc học nhằm thiết kế được kế hoạch chuyên môn, cải tiến các hình thức giáo án lên lớp theo nhu cầu hiện đại hoá giáo dục ở trường học.
6.3. Năng lực:
- PLO3.1. Năng lực phản biện tri thức và phương pháp giáo dục cũ, lạc hậu; hình thành các giải pháp thay thế trong điều kiện đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng, phát triển chương trình giáo dục ở các bậc học, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- PLO3.2. Năng lực nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển năng lực của học sinh; thích nghi và sáng tạo trong tình huống, hoàn cảnh giáo dục mới.
- PLO3.3. Năng lực đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của học sinh; truyền đạt vấn đề và giải pháp tới đồng nghiệp tại nơi làm việc; phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ giáo dục cụ thể hoặc phức tạp.
6.4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học
- PLO4.1.Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ dạy học sư phạm mỹ thuật và theo nhu cầu đổi mới giáo dục sư phạm mỹ thuật, tự chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm và đối với sản phẩm do mình tạo ra.
- PLO4.2. Khả năng tổ chức, hướng dẫn, giám sát và tương tác trong hoạt động nhóm của tổ chuyên môn và hoạt động nhóm của học sinh.
- PLO4.3. Khả năng lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, khả năng đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động giáo dục ở trường học trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình.
7. VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Dạy mỹ thuật ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Dạy sư phạm mỹ thuật ở các trường chuyên nghiệp;
- Phòng văn hóa, phòng giáo dục huyện, thị, thành phố
- Trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện, thị xã.
- Trung tâm đào tạo năng khiếu mỹ thuật
- Giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên Mỹ thuật;
- Chuyên viên tại Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu mỹ thuật, trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện thị.
- Trung tâm đào tạo năng khiếu mỹ thuật - Giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên Mỹ thuật;
- Chuyên viên tại Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu mỹ thuật, trung tâm văn hóa tỉnh, thành phố, huyện thị.
V. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Học một ngành khác song song (Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang).
- Tham gia học các chương trình đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) về chuyên ngành: Hội họa, Đồ họa và Lý luận và lịch sử mỹ thuật.
TRƯỞNG KHOA BỘ MÔN
Các tin khác
- TRIỂN LÃM MỸ THUẬT "NGHỆ THUẬT SẮC MÀU TUCST" LẦN THỨ 3
- CUỘC THI “SÁNG TÁC MẪU PHÁC THẢO TƯỢNG ĐÀI BÀ TRIỆU CHẤT LIỆU ĐỒNG" LẦN 3
- TÀI LIỆU VỀ DỰ THI “SÁNG TÁC MẪU PHÁC THẢO TƯỢNG ĐÀI BÀ TRIỆU CHẤT LIỆU ĐỒNG"
- ĐỀ ÁN TỔ CHỨC CUỘC THI “SÁNG TÁC MẪU PHÁC THẢO TƯỢNG ĐÀI BÀ TRIỆU CHẤT LIỆU ĐỒNG”
- THÔNG BÁO SỐ 1 V/V TỔ CHỨC CUỘC THI VÀ TRIỂN LÃM 5 NĂM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC
- THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH HỌC PHÍ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
- THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- THÔNG BÁO V/V TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
- THÔNG BÁO ĐỔI GIỜ LÀM VIỆC MÙA HÈ
- THƯ MỜI THAM GIA VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC "CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NĂNG KHIẾU MỸ THUẬT"