CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE  KHOA MỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Câu hỏi thường gặp của học sinh trước khi đăng ký nguyện vọng vào học ngành Thiết kế Thời trang tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Dl Thanh Hóa

Đăng lúc: 03/04/2019 (GMT+7)
100%

Căn cứ vào thông tin học sinh gọi điện hỏi về ngành học. khoa Mỹ thuật tổng hợp những câu hỏi thường gặp của học sinh để các bạn được biết.

 
1.      Em thấy ở huyện em mở công ty may do người nước ngoài làm chủ, những người đến đó làm việc chỉ đạo tạo 3 tháng là họ biết làm. Vậy những người học đại học ra họ làm những gì mà học 4 năm?
Trả lời:  Hiện nay trên nhiều địa bàn khắp cả nước đã và đang mở rất nhiều công ty may của người Việt Nam cũng như người nước ngoài, nhu cầu tuyển dụng rất nhiều, mức lương cao và ổn định. Tuy nhiên các bạn không biết rằng, những người chỉ đào tạo 3 tháng mà nhận vào làm việc là những công nhân chỉ đứng truyền sản xuất, một công đoạn của sản phẩm. Trong khi đó những người tốt nghiệp ĐH phải mất 4 năm, rõ ràng là phải khác ở nhiều chỗ, họ có thể làm ở nhiều việc khác nhau với kỹ thuật cao và mức lương cao hơn nhiều so với với công nhân, họ có thể hạch toán độc lập hoặc làm chủ cơ sở, công ty may, công ty thiết kế…hoặc làm việc cụ thể trong các không ty ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, quản đốc…
2.      Chương trình đào tạo TKTT ở ĐH VH,TT&Dl Thanh Hóa học những gì, khi ra trường có dễ xin việc không, mức lương như thế nào?
Trả lời:  Chương trình đào tạo TKTT ở ĐH VH,TT&Dl Thanh Hóa được xây dựng dựa trên những ưu thế của các trường trong nước và nước ngoài. SV được trang bị đồng thời kiến thức tổng quát về hệ thống công nghiệp thời trang, về tư duy và kỹ thuật thời trang hiện đại, đào tạo bài bản về thiết kế trang phục. Có như vậy khi tốt nghiệp ĐH TKTT các bạn có thể làm ở bất kỳ vị trí công việc nào trong lĩnh vực thời trang từ thiết kế đến vận dụng, sử dụng công nghệ thời trang. Mức lương của những bạn đã tốt nghiệp ĐH TKTT ở ĐH VH,TT&Dl Thanh Hóa khá ổn định, thu nhập cao, khoảng từ 10-20 triệu/tháng, một số bạn ở những khóa đầu nay có công ty thời rang riêng, thu nhập cao.
3.      Em thích vào học ngành TKTT nhưng em không biết vẽ vậy em có thể theo học đại học được không?
Trả lời:  Câu hỏi này cũng được khá nhiều bạn hỏi. Theo tổng kết trong đào tạo, đến nay cũng đã 14 năm đào tạo ngành TKTT, nhiều SV ra trường. Chúng tôi nhận thấy nhiều bạn ban đầu, trước khi thi vào ĐH TKTT ở ĐH VH,TT&Dl Thanh Hóa không biết vẽ tuy nhiên khi vào học nhà trường sẽ dạy các bạn. Đây là ngành thực hành, các bạn sẽ được các GV chỉ bảo tận tình và nhiều bạn ban đầu không biết vẽ đó, sau tốt nghiệp đã trở thành những nhà thiết kế giỏi. Học TKTT các bạn chỉ cần nỗ lực mấy vấn đề sau thì sẽ thành công: Chịu khó, Đam mê,một chút Khéo léo
4.      Ngoài xét môn văn lấy điểm thi THPT QG và xét học bạ, môn thi vẽ tượng và vẽ trang trí là gì?
Trả lời:  Vẽ tượng chân dung thạch cao trong bài thi qui định của nhà trường kích thước bài trên khổ giấy A3, vẽ bằng chất liệu chì đen. Mục đích thông qua bài thi để đánh giá mức độ khéo léo trong từng nét vẽ của các bạn vì vậy dù các bạn chưa học ông thi ở đâu GV có thể đánh giá mức độ, năng lực của các bạn. Bài vẽ Bố cục trang trí cũng vậy, chủ yếu thì vào các bài tập trang trí cơ bản như đường diềm, hình vuông, hình tròn bằng chất liệu màu tự chọn, bài thi khá đơn giản.
5.      Bố mẹ em muốn em vừa đi học và tự đi làm để trang trải học tập, vậy các em có thể làm được không?
Trả lời:  Đây cũng là nhưng khó khăn nhiều bạn trẻ vướng. Thông thường trong 4 năm học ĐH thì năm đầu các bạn sẽ học các môn lý luận vì vậy sẽ ít thời gian để các bạn làm thêm, từ năm thứ hai các bạn được học chuyên ngành và các môn thực hành, ở đó GV chuyên ngành sẽ dẫn các bạn đi làm thêm ngoài giờ, hiện nay tùy khả năng, lĩnh vực mỹ thuật các thầy đang tìm việc làm cho SV với mức lương 200-500k/ngày
6.      Em thấy các bộ trang phục trên tivi họ diễn, cá nhân em không thấy đẹp mà họ cứ bảo đẹp. Hãy chỉ ra cho em biết được không ạ?
Trả lời:  Rõ ràng mới ban đầu các bạn trẻ chưa được đào tạo thường thờ ơ với những tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm thời trang nói riêng. Sau khi được đào tạo bài bản các bạn sẽ biết được cái đẹp ở tác phẩm đó bằng ngôn ngữ, chất liệu, ý tưởng thể hiện…
7.      Học TKTT tại ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa khác với học ĐHTKTT ở Hà Nội chỗ nào, ưu thế?
Trả lời:  Một số lợi thế mà các bạn thấy rõ. Thứ nhất về kinh tế, mức thu học phí thấp, ngoài học phí nhà trường không thu thêm khoản nào ngoài qui định. Các bạn có ký xá được Tỉnh hỗ trợ vì vậy giá rẻ. Ngoài ra còn nhiều ueu thế như đội nhũ GV có trình độ cao, thiết bị máy móc lĩnh vực thời trang đảm bảo và cập thường xuyên, môi trường đào tạo thân thiện cởi mở, nhiệt tình…
      8. Thời điểm tổ chức thi năng khiếu là lúc nào?GV nào dạy ôn năng khiếu để các em học?
Trả lời:  Nhà trường tổ chức nhiều đợt thi năng khiếu, các bạn vào trang web của trường hoặc đăng ký qua điện thoại liện hệ, các bạn có thể lấy kết quả thi năng khiếu ở trường khác làm kết quả thi đàu vào. Hiện nay có nhiều GV mở lớp dạy thêm năng khiếu mỹ thuật tại nhà riêng, tại trường và đào tạo trực tuyến, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với số máy của trưởng khoa, trưởng bộ môn để biết thông tin cụ thể.
 Tuyển sinh : Ngành Thiết kế Thời trang tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (TUCST) theo hai hình thức sau:
  PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH TẠI TRƯỜNG NĂM 2019
(Mã trường DVD)
MÔN XÉT TUYỂN
Dựa theo kết quả 
kỳ thi THPT Quốc gia
Dựa theo phương thức 
xét tuyển học bạ THPT
 
Văn + Năng khiếu (Hình hoạ: vẽ chì, tượng thạch cao; Vẽ bố cục trang trí). (H00)
- Tốt nghiệp THPT;
- Đăng ký nguyện vọng ngay lúc làm hồ sơ thi THPT Quốc gia từ 01/04 - 20/04
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Thông tin chi tiết xin liên hệ
Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, số 561, đường Quang Trung, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa
+ Điện thoại CQ: 02373.713. 496
+ Điện thoại DĐ:  096.2627.124; 0904240125  (Thầy Việt Anh - Trưởng khoa Mỹ thuật); 097.667.6986, 0903. 486.296 ( cô Hồng Thúy- Trưởng bộ môn Thiết kế Thời Trang)
Tác giả: TS.Trần Việt Anh